Chăn nuôi Vịt siêu thịt

Chế độ ăn

Đối với các giống vịt cao sản thì nhu cầu dinh dưỡng cần hết sức khắt khe. Nếu trong thức ăn thiếu hoặc không cân đối các chất dinh dưỡng sẽ làm giảm năng suất của vịt. Nguồn thức ăn địa phương như lúa, còng, đầu tôm, cá …thường thiếu hoặc không cân đối vitamin, khoáng protein …sẽ gây ra hiện tượng đẻ kém văng lông sớm ở vịt mái đẻ giống siêu thịt. Nuôi vịt giống siêu thịt không đúng kỹ thuật chính là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới đàn vịt đẻ kém, sớm bứt lông.

Vit có thể nuôi nhốt, chăn thả dưới nước hoặc nuôi cạn. Chọn những con nở đúng ngày (28 ngày), nếu vịt nở sớm hoặc muộn đều không tốt vì khi nuôi tỷ lệ chết hao hụt cao. Chuồng vịt phải khô ráo, sạch sẽ, có sân chơi cho vịt. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng có hàm lượng protein khoảng 20-22%. Ở tuần đầu, vịt con khi mới bắt về cho thức ăn C.16 kèm nước uống có pha thuốc ngừa bệnh tiêu chảy, dịch tả, thương hàn (uống liên tiếp trong 2 tuần). Sau 2 tuần trộn thêm bột cá, đỗ tương, Premik VTM, khoáng, tôm tép, cá, giun, cua, ốc rau xanh, bã bia cho vịt ăn.

Thức ăn đảm bảo dinh dưỡng, hàm lượng protein 15,5%, Từ 9-11 tuần tuổi cho ăn 210g/con/ngày; 12-15 tuần tuổi là 310g/con/ngày; Sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp dạng viên, thức ăn có sẵn để nuôi vịt. Chỉ cho vịt ăn 1 lần trong một ngày hết lượng thức ăn theo quy định. Tránh vịt quá béo hoặc quá nhỏ, khối lượng trung bình vịt từ 8 tuần tuổi là 2,1 kg – 2,7 kg, 10 tuần tuổi 10 là 2,7 kg – 3,1 kg, 12 tuần tuổi là 3,5 – 4,0 kg. Phải đáp ứng nhu cầu canxi và phốt pho dễ hấp thu của vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung. Vịt đực được ăn quá nhiều gây mập mỡ hoặc ăn quá ít gây lao.

Nuôi nhốt

Khi nuôi đàn vịt riêng, vẫn phải bỏ vào một số mái theo tỷ lệ một con đực năm con mái để đảm bảo quá trình phát dục của con đực. Tuyệt đối không nuôi riêng con đực mà không có mái trong một thời gian dài, một số đàn vịt giống siêu thịt mới đẻ trứng 4 - 5 tháng đã văng lông, mập mỡ, đẻ kém do nông dân thường sử dụng vịt thịt để làm vịt giống. Đây chính là vịt thương phẩm chỉ dùng để nuôi lấy thịt. Vịt thương phẩm có khả năng tăng trọng nhanh nhờ có ưu thế lai, nhưng khả năng sinh sản lại rất kém. Đàn vịt này thường đẻ muộn, tỷ lệ đẻ tăng rất chậm và chỉ sau 4 - 5 tháng đã bứt lông, phải bán bỏ

Trong thực tế chăn nuôi vịt đẻ siêu thịt bố mẹ, thường gặp hiện tượng vịt trống 8, 9 tháng tuổi mà đạp mái vẫn yếu, tỷ lệ đậu phôi thấp. Trong khi đó thì vịt trống siêu thịt bình thường 7 tháng đã thành thục sinh dục và 8, 9 tháng là đạp mái tốt cho tỷ lệ phôi cao do một số nguyên nhân kỹ thuật không đúng trong thời gian nuôi hậu bị: Vịt trống và mái không thường xuyên được nuôi chung ngay từ nhỏ. Tách trống mái quá lâu trong quá trình nuôi dưỡng. Nuôi chung trống mái ngay từ nhỏ là trong đàn vịt mái nên thả một số vịt trống và nuôi suốt từ giai đoạn nhỏ đến khi đẻ trứng và thả luôn trong quá trình đẻ trứng; định kỳ 2 tuần một lần, vịt đực được tách ra nuôi riêng rồi sau đó lại được nhập vào nuôi chung với vịt mái cũng trong suốt giai đoạn từ khi vịt nhỏ đến khi vịt đẻ.

Giết mổ

Xác định đúng thời điểm giết mổ. Tùy theo phương thức nuôi vịt mà thời điểm giết mổ khác nhau. Đối với nuôi vịt thâm canh thì thời điểm giết mổ thích hợp nhất là lúc vịt được 7 - 8 tuần tuổi vì thời điểm này vịt đạt trọng lượng cao từ 3,0 – 3,3 kg/con. Tỷ lệ thịt đùi, ức khá cao (29 - 30%). Sau 8 tuần trọng lượng vịt bắt đầu chậm lại vì vịt tích mỡ nhiều. Do vậy chi phí thức ăn sẽ tăng lên. Thời điểm 7 - 8 tuần thì bộ lông phát triển tương đối đầy đủ, lông bắt đầu chấm khấu. Đây là thời điểm dễ vặt lông vì nếu sớm quá thì vịt sẽ có nhiều lông măng. Nếu muộn quá, khi vịt đã chéo cánh thì lông ức bắt đầu thay, vịt khó vặt lông[6][7]